Béc tưới cây ăn trái Rivulis S2000

Tên Sản phẩm: S2000
Hãng sản xuất: Rivulis
Nước sản xuất: Israel
Rivulis S2000 luôn luôn được đánh giá là béc tưới cao cấp số 1 trong lĩnh vực tưới phun mưa dưới gốc cho cây ăn trái.
S2000 có lựa chọn: Bù áp - hoặc không bù áp.

  1. General Details

    Béc tưới cây ăn trái Rivulis S2000

    Đây là một béc tưới với thân dễ tháo rời, quỹ đạo thấp và chuyển động chống mài mòn.

    Khi bạn cầm S2000 trên tay, bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh trong cấu tạo sản phẩm. Béc tưới có thể sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

    Việc tháo lắp S2000 rất đơn giản, chỉ cần một cú xoay nhẹ, không yêu cầu nhiều bước để mở. Để lắp ráp lại béc chỉ cần đặt nó vào đúng các vị trí và xoay. Thật đơn giản!

    Với một vụ mùa mới, mặc dù S2000 đã rất lâu không được sử dụng. Nhưng nó vẫn sẽ hoạt động rất tốt. Bạn sẽ ngạc nhiên về điều này!

    Tính năng Béc tưới cây ăn trái Rivulis S2000

    Béc tưới Rivulis S2000 là lựa chọn lý tưởng cho tưới cây ăn trái, gồm các tính năng sau:

    • Lý tưởng cho một loạt các ứng dụng: tưới tiêu, làm mát và chống sương giá
    • Tích hợp khả năng chống côn trùng
    • Thiết kế chống mài mòn

    Tính năng bù áp của béc tưới phun mưa cục bộ

    Trong phạm vi áp suất tương đối lớn, để đảm bảo tốc độ dòng chảy của đầu phun mưa cục bộ bất kể áp suất tại thời điểm đó của ống là bao nhiêu. Vì vậy, đầu phun mưa cục bộ ở độ cao thấp hơn sẽ cho một lưu lượng giống với vòi phun nước ở điểm cao nhất. Tính năng bù áp cũng đảm bảo đường kính phun chính xác nhất và tính đồng nhất của nước.

    Nơi sử dụng: Đất đồi dốc và chiều dài đường ống dài

    Tính năng giới hạn bán kính

    Đây là bộ phần ngằm chắn S2000, ta có thể dùng tưới cây khi cây còn nhỏ. Khi cây đã lớn, để thay đổi bán kính, ta có thể bẻ đi bộ phần ngàm chắn này

    Nơi sử dụng: Vườn cây con

    Tùy chọn kết nối đầu vào của S2000:

    Béc tưới S2000 kết hợp với 3 tùy chọn đầu vào khác nhau để dễ dàng khớp với các hệ thống hiện có.

  2. Đặc điểm cây ăn trái

    Đặc điểm trồng & chăm sóc cây ăn trái

    1. Đối với vườn cây ăn quả trồng mới

    – Lựa chọn đất trồng: Trước hết, chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của loại cây ăn quả định trồng. Đất tốt, tầng canh tác dày thì cây sẽ cho nhiều quả, chất lượng tốt nhưng cây ăn quả lại thường được trồng trên vùng đất đồi dốc, đất lẫn sỏi đá… Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của việc chọn đất là tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt, độ dốc không quá 20o, gần nguồn nước tưới… Ngoài ra, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng cần phải quan tâm ngay từ năm đầu xây dựng vườn cây ăn quả.

    – Chọn cây giống: Khi đã xác định được chủng loại cây ăn quả cần trồng, địa chỉ cung cấp cây giống có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định lâu dài đến hiệu quả sản xuất. Chọn mua cây giống tốt ở các cơ sở sản xuất giống có uy tín, cơ sở được nhà nước chứng nhận có vườn cây mẹ đạt tiêu chuẩn. Cơ sở cung cấp cây giống không chỉ đảm bảo về chất lượng cây giống (đúng giống, kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, tỷ lệ cây sống cao…) mà còn có đầy đủ các thông tin về lý lịch giống, cây giống.

    – Cây trồng xen canh: Cây trồng xen canh được trồng để tận dụng không gian những năm đầu khi cây trồng chính chưa khép tán. Loại cây trồng xen cần có một số đặc tính phù hợp để không cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với cây trồng chính như: nhanh cho thu hoạch, chịu bóng, thấp cây, bộ rễ phát triển không quá mạnh. Ngoài ra, nên chọn cây trồng xen có tác dụng hỗ trợ cho cây trồng chính như hạn chế xói mòn đất, hạn chế sâu bệnh hại, tăng hàm lượng mùn, đạm trong đất… sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

    – Phân bón: Phân bón sử dụng cho vườn cây ăn quả trồng mới bao gồm phân hữu cơ (phân chuồng) và phân vô cơ. Yêu cầu phân hữu cơ phải được ủ hoai mục trước khi bón lót. Phân vô cơ được dùng để bón lót và bón thúc sau khi trồng. Tuy nhiên, cần lưu ý độ pH đất phù hợp với đa số cây ăn quả là khoảng 6,0-6,5. Vì vậy, đối với đất chua phải bổ sung vôi bột bón lót để cân bằng độ pH đất.

    – Chuẩn bị hố và trồng cây: Chuẩn bị hố trồng trước khi trồng cây ít nhất 1 tháng. Kích thước hố trồng tùy thuộc vào loại cây ăn quả, tính chất đất và địa hình. Mật độ hố tùy theo từng loại cây, tuy nhiên một số trường hợp có thể trồng dày hơn, thậm chí gấp 2 lần để vườn cây nhanh khép tán, cho năng suất thu hoạch cao những năm đầu. Sau đó, tỉa cây để cố định khoảng cách cây lâu dài. Sau khi trồng cây, việc tủ gốc giữ ẩm và cố định cho cây luôn đứng thẳng, không bị gió làm đổ ngã là công việc quan trọng nhất để đạt tỷ lệ cây sống cao và đồng đều.

    2. Đối với vườn cây ăn quả đang kinh doanh

    – Quản lý bề mặt đất của vườn cây ăn quả: Chăm sóc cây và trồng xen cây ngắn ngày sao cho bề mặt đất vườn cây ăn quả ít bị xói mòn, không bị chai cứng, giảm độ phì thấp nhất. Một trong các giải pháp tốt là trồng cây che phủ đất cho vườn cây ăn quả. Hiện nay, có một số loại cây họ đậu rất phù hợp cho che phủ đất như cây lạc dại, đậu lông, muồng hoa vàng… cũng có thể trồng cỏ ba lá, cỏ đuôi trâu vừa tạo mùn cho đất, làm xốp đất vừa tạo cảnh quan vườn quả đẹp.

    – Quản lý dịch hại: Việc kiểm soát sâu hại cây ăn quả trước hết cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như bắt bằng tay, bẫy bả, dùng thiên địch, sử dụng giống chống chịu, hệ thống canh tác phù hợp… Biện pháp phòng trừ hóa học được áp dụng cho các trường hợp sâu hại nặng. Chỉ dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép sử dụng ở Việt Nam, tốt nhất nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Đối với bệnh hại cây ăn quả, có nhiều nguyên nhân gây ra như do nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng…. Tác động của thời tiết hay mất cân bằng dinh dưỡng (thiếu dinh dưỡng hay bị ngộ độc) cũng có thể làm cho cây có triệu chứng như bị nhiễm bệnh. Vì vậy, người trồng cây ăn quả cần phải biết chính xác nguyên nhân để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Vệ sinh vườn cây, chăm sóc cho cây sinh trưởng phát triển tốt sẽ hạn chế rất nhiều dịch bệnh. Tuy nhiên, một số loại bệnh do nấm hại lá hay thối rễ cây khá phổ biến trên cây ăn quả cần sử dụng các loại thuốc hoá học trong danh mục cho phép và phun phòng định kỳ sẽ khống chế được bệnh.

    – Phân bón và dinh dưỡng đất: Lượng phân bón hàng năm cho vườn cây ăn quả thường được tính toán trên cơ sở năng suất quả thu hoạch năm trước để tính lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất, từ đó bổ sung dinh dưỡng cho đất. Trong sản xuất cây ăn quả hàng hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần bón phân theo nguyên tắc: bón phân chuồng đã được ủ hoai mục, phân vô cơ không bón quá nhiều hoặc quá muộn khi sắp thu hoạch sẽ có nguy cơ tồn dư nitrat trong sản phẩm, tăng cường sử dụng phân vi sinh, phân bón qua lá…

    – Thu hoạch và bảo quản: Một số loại quả được bao quả trên cây trong quá trình quả lớn để hạn chế sâu bệnh hại và làm cho mẫu mã quả đẹp hơn. Nguyên tắc cơ bản của công việc thu hoạch quả là: thu hái đúng độ chín của quả phù hợp với tiêu thụ; thu hoạch quả vào buổi sáng khi trời khô ráo; quả sau thu hoạch phải đựng vào thùng chứa và đưa đi sơ chế, tiêu thụ hay bảo quản trong ngày. Thông thường, sản phẩm quả của một cơ sở sản xuất được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được đóng nhãn mác có lôgô của tổ chức chứng nhận cấp để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm an toàn trên thị trường.

    – Ghi chép và quản lý sổ sách: Phải ghi sổ sách các công việc triển khai ở vườn quả trong suốt quá trình từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Đây là tài liệu để các tổ chức chứng nhận quản lý, kiểm tra và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết. Đặc biệt, ghi chép đầy đủ các thông tin về mua, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật như đã được các tổ chức chứng nhận hướng dẫn. Hồ sơ sổ sách được lưu trữ ít nhất trong 2 năm.

    (TTKNQG)

  3. Giải pháp tưới cho cây ăn trái

    Tưới phun mưa cục bộ (tưới dưới tán) cây ăn trái

    Phương pháp tưới phun mưa cục bộ mang đầy đủ lợi thế của cả hai phương pháp tưới: tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng, có thể châm phân trực tiếp tới bộ rễ, nước thấm từ từ; cải tạo môi trường mát mẻ cho cây trồng, cung cấp đủ nước cho cây trồng. Đặc biệt phù hợp với các loại cây công nghiệp như: Cà phê, hồ tiêu, ca cao; các loại cây ăn trái như xoài, các loại cây có múi (bưởi, cam, quýt, chanh); tưới thanh long; các loại cây lâu năm như Sầu riêng, ; các loại cây dây leo trồng trên giàn có bộ rễ phủ toàn diện tích như chanh leo, gấc, mướp, mướp đắng,…

    Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc cho cây ăn trái

    Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc là hình thức tưới sử dụng dây nhỏ giọt (thường có đường kính nhỏ từ 6mm-8mm) kết nối với ống PE mềm dẫn nước, cuốn quanh gốc cây từ 1-2 vòng. Phương pháp này sử dụng phổ biến với các loại cây chuyên canh như Cà phê, Hồ tiêu, Thanh long, Bơ, Sầu riêng, Xoài, Bưởi, Cam, Chanh, Quýt…

    Ưu điểm của phương pháp Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc như: rất tiết kiệm nước – thường mỗi gốc có lưu lượng 20-30 lít/gốc/giờ; tiết kiệm điện; kết hợp bón phân; tưới nước đều quanh bộ rễ; cây trồng hấp thụ nước vừa đủ; không làm chặt đất hay gây ngập úng do tưới; diện tích tưới một lần rất lớn so với phương pháp tưới phun mưa bán kính lớn; khắc phục tối đa hiện tượng chênh lệch áp và kém đồng đều so với phương pháp tưới phun mưa; có thể áp dụng với địa hình đồi dốc; hạn chế cỏ dại.

    Đặc biệt tối ưu nếu kết hợp phương pháp tủ gốc bằng rơm rạ, bạt phủ.

  4. Product Video

  5. Địa chỉ mua hàng
  6. Documents
  7. Comments

    Leave a Reply

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  8. Related Products